Trang chủ > Tin Nông Nghiệp > Kỹ thuật trồng cây dâu tằm bằng phân NPK + Đất hiếm Doanh Nông

Kỹ thuật trồng cây dâu tằm bằng phân NPK + Đất hiếm Doanh Nông

22/03/2018

Mấy năm gần đây, do nhu cầu của thị trường, nhiều vùng quê tại Việt Nam bắt đầu khôi phục lại nghề trồng dâu nuôi tằm. Sau đây, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thành Đô xin giới thiệu tới bà con nông dân quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dâu tằm bằng sản phẩm phân bón NPK + Đất hiếm Doanh Nông.

 

1/CHỌN GIỐNG:
Cây dâu là cây trồng lâu năm, do vậy khi chọn giống phải phù hợp với điều kiện sinh thái, đất đai khí hậu, phù hợp với tập quán canh tác thâm canh của từng vùng miền nhằm phát huy tối đa hiệu quả của giống.
Hiện nay có 04 loại giống chính đang trồng tại việt nam:
+ Nhóm giống địa phương (gốc Hà Bắc cũ).
+ Nhóm giống Tam Bội.
+ Nhóm lai F1 trồng bằng hạt.
+ Nhóm nhập nội.

2/ĐẤT TRỒNG:

Cây dâu tằm có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, độ pH của đất từ 5 -8. Tuy nhiên, đất trồng dâu phải thoát nước vào mùa mưa và chủ động tưới nước vào mùa hạn.
Khu vực trồng dâu phải trồng riêng, hạn chế xen canh với các cây trồng khác, điều này hạn chế tối đa phun xịt thuốc bảo vệ thực vật.
Bên cạnh đó, đất trồng phải được cầy bừa kỹ trước một hai tháng, độ sâu của rãnh cầy từ 20 - 25cm.
Đào rãnh: Dù trồng hạt hay cành đều phải đào rãnh, độ sâu từ 30 - 40cm; chiều rộng từ 30 - 40cm. Khi đào đất nhớ chú ý lớp đất màu phía trên phải để riêng, hạn chế sự xáo trộn của tầng đất.

3/QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO 1 SÀO BẮC BỘ

Bón lót: Đây là đợt bón vô cùng quan trọng do vậy bà con cần lưu ý và chuẩn bị tốt nhất có thể.
+ Phân hữu cơ (phân chuồng ủ mục): 7 - 8tạ.
+ Phân lân: 20 - 25kg.
+ Sau khi trải phân hữu cơ xuống rãnh ta tiếp tục trải lân lên rồi lấy tầng đất mặt lấp lại.
Bón thúc lần đầu: Khi cây được hai đến ba tháng hoặc mầm trồi dài từ 25 đến 30cm, ta tiến hành làm cỏ và bón thúc lần đầu với lượng bón như sau: 03kg Đạm 500 Bo + 03kg 16 - 8 - 9 + Đất hiếm Doanh Nông. Khi bón ta đào rãnh sâu 10cm, cách gốc 10 - 15cm.
Bón lần tiếp theo (sau 2 tháng):
Bà con bón 05kg Đạm 500 Bo + 05kg 15-0-15 NPK + Đất hiếm Doanh Nông.
- Lượng bón cho dâu kinh doanh ta bón như sau: 08kg Đạm 500 Bo + 08kg 15-0-15 NPK+ Đất hiếm Doanh Nông.
Ngoài ra, bà con bổ sung thêm 5 - 6 tạ phân chuồng ủ mục. Thời gian mỗi lần bỏ phân cách nhau 02 tháng, thời gian cách ly là 15 ngày. (Bà con lưu ý khi cắt lá sau 10 hãy bỏ phân).

4/KHUYẾN CÁO CƠ BẢN KHI CÂY DÂU VÀO GIAI ĐOẠN THU HOẠCH

Cây dâu một năm có thể thu hoạch được 7 đến 8 lứa, chia ra như sau:
+ Dâu đốn đông: Xuân một lứa, Hè bốn lứa , Thu 3 lứa.
+ Vụ xuân hái lá vụ Thu hái cành.
Phòng trừ sâu bệnh:
+ Bệnh dâu thường bị đốm lá, gỉ sắt, xoăn lá, cháy lá, do vậy bà con cần phải thường xuyên thăm ruộng để kịp thời làm vệ sinh và cắt bỏ lá bệnh.
+ Sâu hại chủ yếu là sâu đục thân, cuốn lá, sâu róm, rầy rệp truyền bệnh vi rút xoăn. Nếu phun thuốc bà con lưu ý chỉ nên dùng thuốc Bi58 của Công ty Nicotex có ghi là xịt cho dâu, với tỷ lệ 1 - 1,5 phần nghìn. Thời hạn cách lý ít nhất là 15 ngày.
+ Khi bón bà con chủ động nước tưới, tốt nhất là đào rãnh, sử dụng NPK cao cấp có bổ sung trung, vi lượng như NPK + Đất hiếm Doanh Nông để cây dễ hấp thụ, khỏe, bền cây cho các lứa thu hoạch sau.
+ Phân bón cao cấp NPK + Đất hiếm Doanh Nông ngoài chức năng làm tăng tuổi thọ, cải tạo đất, tăng năng suất cho dâu, hạn chế sâu bệnh còn có chức năng làm tăng hàm lượng protein trong lá dâu, giúp chất lượng tơ tằm tốt hơn.

Lưu ý khi sử dụng phân bón, cây dâu cần lượng đạm bổ sung thường xuyên (02 tháng một lần) tuy nhiên xin lưu ý khi bón phải có thời hạn cách ly ít nhất là 15 ngày. Tuyệt đối tránh tồn dư urê sẽ gây cho tằm bị tiêu chảy (bệnh đi ỉa) gây teo đít tằm. Do vậy, nên dùng đạm có bổ xung vi lượng, nhất là siêu vi lượng Đất Hiếm giúp rễ cây chuyển hóa đạm nhanh hơn hạn chế tối đa tồn dư đạm gây ngộ độc cho tằm.
 

Theo Công ty CP Nông nghiệp Thành Đô

Phân bón Thành Đô Lâm Đồng

Phân bón Thành Đô Doanh Nông NPK + Đất hiếm TH Đak Lak